HỘI CHỨNG TĂNG ÁP LỰC NỘI SỌ
1. Hội chứng tăng áp lực nội sọ là dấu hiệu của tất cả ..............................
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới áp lực trong hộp sọ bao gồm, ngoại trừ:
A. Thể tích trong não bộ
B. Nhu mô não
C. Tuần hoàn não
D. Dịch não tủy
E. Sự vững chắc của hộp sọ
3. Khi áp lực trong hộp sọ tăng thì cấu trúc trong sọ bị đè ép, cấu trúc bị ảnh hưởng sớm nhất là xoang tĩnh mạch
A. Đúng B. Sai
4. Các khối u gây chèn ép lưu thông của dịch não tủy thường:
A. Không gây tăng áp lực sọ
B. Tăng áp lực nội sọ nhẹ
C. Tăng áp lực nội sọ tiến triển chậm
D. Tăng áp lực nội sọ tiến triển mãn tính
E. Tăng áp lực nội sọ sớm và nặng
5. Ở người lớn các triệu chứng xảy ra muộn, ở trẻ em tăng áp lực nội sọ xảy ra muộn, ở trẻ em triệu chứng tăng áp lực nội sọ xảy ra sớm hơn:
A. Đúng B. Sai
6. Khi áp lực trong sọ tăng cấu trúc trong sọ bị ảnh hưởng sớm nhất là:
A. Động mạch não
B. Xoang tĩnh mạch
C. Khoang dưới nhện
D. Đọng mạch não và xoang tĩnh mạch
E. Dịch não tủy
7. Triệu chứng xảy ra sớm nhất trong hội chứng tăng áp lực nội sọ:
A. Co giật
B. Nhức đầu
C. Phù gai thị
D. Nôn mữa
E. Chóng mặt
8. Vị trí đau đầu có thể là vùng trán hay thái dương anh nghiệp khi:
A. U đại não
B. U bán cầu não cùng bên
C. U bán cầu não đổi bên
D. U lều trên não
E. U vùng chẩm
9. Vị trí đau đầu trong caácu vùng dưới lều:
A. Vùng thái dương
B. Vùng trán
C. Vùng gáy
D. Vùng đỉnh
E. Vùng chẩm
10. Cường độ và thời gian đau đầu trong tăng áp lực nội sọ có do u não có triệu chứng sau:
A. Không thay đổi theo tiến triển u
B. Tăng dần theo tiến triển của u
C. Đáp ứng rất tốt với thuốc giảm đau thông thường
D. Không đáp ứng với các thuốc chống phù não
E. Về sau cơn đau có thể tự thuyên giảm
11. Triệu chứng đau đầu trong tăng áp lực nội sọ có tính chất sau, ngoại trừ:
A. Xảy ra sớm nhất và âm ỉ
B. Điều trị với các thuốc giảm đau thông thường có thể khỏi hẳn
C. Cơn đau giảm khi dùng các thuốc phù não
D. Vị trí của đau đầu gợi ý vị trí của u não
12. Cơ chế gây đau đầu trong hội chứng tăng áp lực nộ sọ:
A. Do đè ép mạch máu
B. Do sự căng bất thường của các mạch máu
C. Do vị trí của u não gây nên
D. Do chèn ép
E. Do cản trở lưu thông dịch não tủy
13. Tính chất nôn đặc thù trong tăng áp lực nội sọ:
A. Nôn vọt
B. Nôn trớ
C. Nôn theo chu kỳ
D. Nôn khi thay đổi tư thế
E. Nôn sau ăn.
14. Nguyên nhân gây nôn trong tăng áp lực nội sọ:
A. Do lích thích màng não
B. Do kích thích não
C. Do kích thích võ não
D. Do kích thích sàng não thất IV
E. Do kích thích não thất III
15. U não gây nôn sớm và nhiều nhất khi thay đổi tư thế trong hội chứng tăng áp lự cnội sọ:
A. U bán cầu não trái
B. U bán cầu não phải
C. U tiểu não
D. U hố sau
E. U ở vùng thái dương
16. Phù gai thị trong tăng áp lực nội sọ do:
A. Do tăng lưu lượng máu tĩnh mạch mắt về não
B. Do tăng lưu lượng máu động mạch mắt trôi về não
C. Do đình trệ máu từ các tĩnh mạch mắt trở về não
D. Do đình trệ máu từ các tĩnh mạch mắt trở về não
E. Do đình trệ máu động - tĩnh mạch mắt trở về não
17. Tiến triển phù gai thị trong tăng áp lực nội sọ qua các giai đọan:
A. Xóa mờ bờ gai làm giãn nỡ các tĩnh mạch mắt làm phù gai thị
B. Giãn nỡ các tĩnh mạch mắt làm xóa mờ bờ gai làm phù gai thị
C. Phù gai thị làm xóa mờ bờ gai làm giãn nở tĩnh mạch mắt
D. Phù gai thị làm giãn tĩnh mạch mắt làm xóa mờ bờ gai
E. Xóa mờ bờ gai làm phù gai thị làm giãn nở các tĩnh mạch
18. Trong tăng áp lực nội sọ kèm theo hiện tượng phù gai thị có:
A. Xuất huyết tiểu phòng
B. Xuất huyết võng mạc
C. Xuất huyết kết mạc
D. Xuất huyết nội nhãn cầu
E. Xuất huyết hậu nhãn cầu
19. Sau khi giai đọan phù gai thị .................................. và bệnh nhân nội .........................
20. Trong tăng áp lực nội sọ cơn mê thoáng qua do .......................................
21. Các triệu chứng phụ trong tăng áp lực nội sọ bao gồm, ngoại trừ:
A. Cơn mê thoáng qua
B. Co giật
C. Nhức đầu
D. Chóng mặt
E. Trì trệ tâm thần
22. Các triệu chứng chính của tăng áp lực nội sọ bao gồm, ngoại trừ:
A. Nhức đầu
B. Chóng mặt
C. Nôn
D. Phù gai thị
23. Các khối u gây chèn ép ................................. thường gây tăng áp lực nội sọ sớm và nặng nề.
24. Ở trẻ em các triệu chứng tăng áp lực nội sọ xảy ra muộn hơn vì ...............................
25. Trong các bệnh lý gây tăng áp lực nội sọ, phù gai thị luôn có trong các trường hợp, ngoại trừ:
A. U tiểu não
B. U thân não
C. U não thất IV
D. U thái dương
26. Trong tăng áp lực nội sọ, các vị trí u gây phù gai thị khoảng 50% trường hợp bao gồm, ngoại trừ:
A. U thùy thái dương
B. U vỏ não
C. U thân não
D. U cầu não
27. Triệu chứng chóng mặt trong tăng áp lực nội sọ giống triệu chứng chóng mặt trong tổn thương tiền đình:
A. Đúng B. Sai
28. Các u não gây tăng áp lực nội sọ thường gây ra các đợt:
A. Đau đầu + chóng mặt
B. Đau đầu dữ dội kèm nôn
C. Đau đầu + mù thoáng qua
D. Đau đầu + co giật
E. Đau đầu + trì trệ tâm thần
29. Trong một số rất ít trường hợp có hội chứng tăng áp lực nội sọ dữ dội mà bệnh nhân ít đau đầu hoặc thậm chí không đau đầu:
A. Đúng B. Sai
30. Các dấu thần kinh định vị giả xảy ra do tăng áp lực nội sọ quá nhiều thường gặp nhất:
A. Liệt dây thần kinh 8 trái bên
B. Liệt dây thần kinh 7 trái bên
C. Liệt dây thần kinh 4 trái bên
D. Liệt dây thần kinh 5 trái bên
E. Liệt dây thần kinh 6 trái bên