Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ (UTBMTTTC)
Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ lần đầu tiên được Foote và Stewart mô tả và đặt tên vào năm 1941
Ung thư biểu mô tiểu thùy tại chỗ lần đầu tiên được Foote và
Stewart mô tả và đặt tên vào năm 1941 . Họ đã mô tả hầu hết đặc
điểm lâm sàng và bệnh học của bệnh bao gồm đặc tính của
UTBMTTTC không thể xác định được trên lâm sàng và đại thể.
ủTBMTTTC hay gặp nhiều ổ và hai bên. Thể này cũng hay phối
hợp với các thể ung thư khác như ung thư biểu mô ống và ống nhỏ.
UTBMTTTC'Chiếm khoảng 1-6% ung thư biểu mô vú và 30-50%
trong các ung thư xâm nhập.
Đại thể. Thường không rõ ràng tính chất ác tính trên đại thể
mà thường phối hợp với những tổn thương tăng sinh lành tính. ở
những tổn thương lan rộng, diện cắt qua mô vú có thể thấy những
hạt nhỏ không rõ rệt do các tiểu thùy bị giãn đủ nhìn thấy.
Vi thể. UTBMTI'TC phát triển từ các ống tận. Điển hình là các
tế bào u thay thế lớp biểu mô bình thường của nang tuyến và các
ống trong tiểu thùy. Các tế bào bất thường làm thay đổi cấu trúc
các tiểu thùy, làm cho các tiểu thùy giãn ra lớn hơn các tiểu thùy
của mô vú lành bên cạnh. Tuy nhiên, đường kính các tiểu thùy
khác nhau giữa các trường hợp. Sự phì đại của các tiểu thùy
không phải là tiêu chuẩn giúp cho chẩn đoán mà phải dựa vào đặc
điểm bất thường của tế bào học.
số lượng các tiểu thùy bị tổn thương cũng là một trong những
tiêu chuẩn chẩn đoán UTBMTTTC. Tuy nhiên, có bao nhiêu tiểu
thùy bị tổn thương là đủ cho chẩn đoán thì người ta vẫn chưa biết.
Một số tác giả cho rằng phải có ít nhất hai tiểu thùy bị tổn thương
mới đủ điều kiện chẩn đoán, nhưng cũng có tác giả cho rằng chỉ
cần một tiểu thùy là đủ. Sự vắng mặt hoàn toàn của lòng tuyến
không cần thiết cho chẩn đoán UTBMTTTC.
Sự mất kết dính của các tế bào là đặc tính của UTBMTTTC do
các tế bào u bị phân tách tạo ra các khoảng không giữa các tế bào,
vì thế có thể nhầm với lòng tuyến. Tuy nhiên, các tế bào u sắp xếp
không theo trật tự. Các tế bào u thường nhỏ, tròn, bào tương hẹp,
nhân trông giống nhân tế bào lành, hạt nhân mịn. Loại này có xu
hướng có ADN lưỡng bội. Một số trường hợp có thể thấy nhân đa
hình thái, các tế bào đa dạng, bào tương rộng, hạt nhân nổi rõ.
Hình ảnh tế bào học giống như ung thư biểu mô nội ống. Nhưng
lòng các ống này không có trứng cá, hình ảnh mặt sàng hoặc nhú.
Loại này gặp rất nhiều ở những u tình trạng lưỡng bội.
Hiện tượng hốc hóa trong bào tương chứa các chất tiết nhầy cũng
hay gặp trong các tế bào của UTBMTTTC. Điều này có thể phát
hiện được qua nhuộm PAS, mucicarmine hoặc Alcian. Một đặc
điểm cũng hay gặp trong loại ung thư này là hay hình thành tế
bào nhẫn là do tích lũy quá nhiều chất nhầy trong bào tương.
Những hốc nhầy trong bào tương ít gặp trong các tế bào ung thư
biểu mô ống và thực sự không có trong những tổn thương quá sản
ống hoặc biểu mô tiểu thùy. Sự có mặt chất nhẩy này là quan
trọng nhưng không phải là một tiêu chuẩn cần thiết đối với chẩn
đoán UTBMTTTC
.
Biểu hiện tổn thương của UTBMTTTC điển hình là trong các
tiểu thùy và ngoài tiểu thùy hoặc các ống tận cũng như các nang
tuyến trong các tiểu thùy. UTBMTTTC ngoài tiểu thùy chiếm 65-
75% các trường hợp. Trong những bệnh nhân sau mãn kinh, mô
vú bị teo, tổn thương ống có thể chỉ là biểu hiện của UTBMTTTC.
Hình dạng không đều của lòng những ống này giống như hình lưỡi
cưa hoặc hình gân lá. Các tế bào u có thể phân bố liên tục dọc theo
hệ thống ống, xóa dần rồi cuối cùng thay thế hoàn toàn biểu mô
bình thường lòng ống. Các đám tế bào của UTBMTTTC phát triển
xuống dưới biểu mô ống không phải u hình thành các nụ biểu mô
lồi vào mô đệm bao quanh phản chu vi ông, khi đó lớp biểu mô
tuyến lành thường vẫn còn và bị tách ra đẩy về phía lòng ống. Lớp
cơ biểu mô còn giữ lại một phần hoặc bị giãn, tách ra, cũng có thể
bị mất. Các tế bào trong UTBMTTTC có thể thấy một đám nhỏ
hoặc đứng riêng rẽ trong lớp biểu mô giống như bệnh Paget của
núm vú còn gọi là sự lan tràn dạng Paget. Quá trình này được giới
hạn ở ống thứ hai, thứ ba hoặc ống tận. Thường ít khi thấy lan
tràn giống như bệnh Paget vào biểu mô của những ống lớn hoặc
ống dẫn sữa, nhưng hiện tượng này có thể gặp ở các tiểu thùy gần
núm vú bị tổn thương. Bệnh Paget bề mặt núm vú không phải là
hình ảnh của UTBM 'TTC.
Một số tiêu chuẩn có thể coi là phù hợp trong chẩn đoán
UTBMTTTC:
Toàn bộ các tế bào trong một đơn vị tiểu thùy giống nhau, đồng
đều về kích thước. Các tế bào lấp đẩy lòng các túi tuyến hoặc các
ống tận, không có khoảng không giữa các tế bào.
- Mức độ lan rộng tổn thương phải chiếm ít nhất một nửa túi
tuyến trong một đơn vị tiểu thùy.
UTBMTTTC cũng gặp trong u xơ tuyến, bệnh tuyến vú xơ, u nhú
nội ống và tổn thương xơ sẹo. Chẩn đoán UTBMTTTC trong các
tổn thương này đòi hỏi phải xem xét hết sức cẩn thận hình ảnh tế
bào học của tổn thương. Sự có mặt của các giọt chất nhầy trong
bào tương đặc biệt giúp ích để phân biệt giữa UTBMTTTC và
bệnh tuyến vú xơ bởi vì trong các tổn thương tăng sinh lành tính
không có chất nhầy trong bào tương.
Chẩn đoán phân biệt
Một số tổn thương tăng sinh lành tính có thể nhầm với
UTBMTTTC. Quá sản cơ biểu mô trong các tiểu thùy là do sự tăng
sinh các thành phần cơ biểu mô làm thay thế các tế bào biểu mô.
Tuy nhiên, các tế bào cơ biểu mô vẫn còn nhìn rõ, bao quanh các
túi tuyến trong đơn vị tiểu thùy. Các tế bào cơ biểu mô quá sản có
đặc điểm bào tương sáng, nhân tăng sắc, nhỏ và tròn.
Trong quá sản tiểu thùy không điển hình, sự tăng sinh các tuyến
túi có một số hình ảnh vi thể như UTBMTTTC nhưng sự thay đổi
này không đủ cho chẩn đoán UTBMTTTC. Người ta cũng không có
một tiêu chuẩn nào rõ ràng để phân biệt giữa QSTTKĐH và
UTBMTTTC. QSTTKĐH có đặc điểm là sự có mặt của các tế bào
bất thường trong một tiểu thùy giống như các tế bào trong
UTBMTTTC. Trong QSTTKĐH, sự tăng sinh các tế bào thay thế
các tế bào tuyến bình thường làm xóa lòng ống nhưng không lan
vào các túi tuyến, số lượng các tế bào biểu mô thường chỉ chiếm
dưới 50% diện tích lòng tuyến túi. Ranh giới giữa các tuyến túi và
các ống trong tiểu thùy vẫn có thể nhận ra, đây là hình ảnh quan
trọng để phân biệt giữa UTBMTTTC và QSTTKĐH, đặc biệt trên
những phụ nữ tiền mãn kinh.
Nghiên cứu hóa mô miễn dịch và siêu cấu trúc
Nhuộm HMMD với collagen úp IV hoặc laminin để phát hiện
màng đáy đặc biệt trong các trường hợp phân biệt với bệnh xơ
tuyến vú. Trong bệnh xơ tuyến vú, các tế bào cơ biểu mô tăng
sinh làm bóp méo các ống tuyến hoặc làm biến dạng các đơn vị
tiểu thùy.
Nghiên cứu siêu cấu trúc thấy nguồn gốc của các tế bào
UTBMTTTC từ các tế bào biểu mô của tiểu thùy. Trong các trường
hợp điển hình có thể phát hiện thấy các vi nhú trong bào tương.
Các tế bào cơ biểu mô cũng có thể quan sát được dưới kính hiển vi
điện tử. Sự phân bố của các tế bào này lộn xộn và chúng có xu thế
trở lên ít hoặc không có trong UTBMTTTC
[center]