Tìm các vị trí trên ngực. Mô tả các bất thường của lồng ngực theo 2 hướng: dọc theo trục thẳng đứng và theo đường vòng cung của lồng ngực.
Để có thể xác định được vị trí theo trục thẳng đứng, cần phải biết đếm xương sườn và các khoảng gian sườn. Góc ức (góc Louis) là điểm quan trọng cần xác định, bằng cách để ngón tay vào khuyết trên ức, rồi miết xuống khoảng 5 cm (cảm nhận được 1 gờ xương nằm ngang, ngay xô!!!). Sau đó, lần ngón tay ra bên ngoài ta có thể cảm thấy được xương sườn và sụn sườn 2. Sử dụng 2 ngón tay có thể “đi bộ” theo các khoảng gian sườn xuống phí dưới từ vị trí này, một bước một khoảng gian sườn. Cần lưu ý là không đếm xương sườn từ dưới lên, dọc theo bờ dưới xương ức các xương sườn quá gần nhau.
Ở phía sau, ta sử dụng các mốc khác, thường là nhờ các mốc giải phẫu của xương
• Góc dưới của xương bả vai, ngang với xương sườn thứ 7 hay gian sườn 7 (dĩ nhiên là bệnh nhân này ko bị tật)
• Mỏm gai của C7. Cần để ý là thường thì C7 với T1 có mỏm gai khá giống nhau, C7 ở trên T1 ở dưới. Sau đó đếm các mỏm gai phía dưới (cong lưng ra phía trước dễ đếm hơn). Bây giờ là các đường căn bản
Chú ý các đường sau khó xác định:
• Đường nách trước và sau: chạy song song với đường trung đòn qua nếp nách trước và sau
• Đường nách giữa qua đỉnh nách (điểm sâu nhất) song song với 2 đường nách còn lại
Tiếp theo là vị trí tương đối các thùy phổi
Rồi khí quản và phế quản
khám phía sau lồng ngực NhìnChú ý hình dạng và cách chuyển động của lồng ngực, bao gồm:
- Có dị dạng hoặc không đối xứng ko.
- Sự co rút bất thường của các khoảng gian sườn trong thì thở vào, thường xuất hiện ở các khoảng gian sườn phía dưới.
- So sánh cử động hô hấp 2 bên.
SờKhi sờ lồng ngực, tìm các điểm nhạy cảm đau và bất thường dưới da, độ dãn nở hô hấp, và rung âm.
Quan sát, thăm khám các chỗ bất thường.
Kiểm tra độ giãn nở lồng ngực. Đặt ngón tay cái ở ngang mức xương sườn thứ 10, bấu nhẹ các ngón tay bám song song với khung sườn. ép nhẹ 2 tay vào phí trong cho nổi lên thêm 1 nếp da lỏng lẻo giữa ngón cái và cột sống.
Kêu bệnh nhân hít sâu vô, quan sát sự di chuyển của 2 bàn tay, cảm nhận sự di chuyển của khung sườn xem có cân xứng không.
Khám rung âm. Tức là cảm nhận sự rung động được truyền đi qua cây khí phế quản tới thành ngực khi bệnh nhân nói. Có thể sử dụng cả 2 tay để tiện so sánh 2 bên, một số người thì cảm thấy 1 tay dễ khám hơn. Khám rung thanh theo các vị trí sau. (hình như bệnh nhân phải gấp 2 tay ra phía trước)
GõViệc gõ cho phép ta biết mô dưới da chứa khí, chứa dịch hoặc là lỏng, có thể khảo sát được chừng 5-7cm. Tương tự việc khám rung thanh, ta cũng so sánh 2 bên khi gõ.
Sau khi so sánh 2 bên, ta cần tiếp tục xác định mức nâng lên, hạ xuống của cơ hoành. Gõ như hướng dẫn ở hình dưới, ta có thể định mức được vị trí tương đối của cơ hoảnh khi có sự thay đổi âm sắc khi gõ, âm trong của phổi sẽ bị âm đục của tạng thay thế.
Việc xác định vị trí tương đối của cơ hoành sẽ giúp ích cho bước tiếp theo.
• Yêu cầu bệnh nhân hít vào tối đa, thực hiện lại bước trên thật nhanh với sự gợi ý của mức cơ hoành ta vừa tìm ra, ta xác định được mức hạ xuống của cơ hoành
• Yêu cầu bệnh nhân thở ra tối đa, lại làm như trên, ta xác định được mức nâng lên của cơ hoành.
Chú ý là mức cơ hoành 2 bên không bằng nhau, ta cần thực hiện ở cả 2 phía.
NgheNghe theo sơ đồ của gõ, nhằm phát hiện các loại âm rale khác nhau, và đánh giá tình trạng của phổi ở 2 bên
(không được ngủ
lang thang trên mạng thấy hay post mọi người xem)
nguồn:
[You must be registered and logged in to see this link.]