ĐĂNG KÝ NGAY MỘT ACCOUNT
ĐÃ FIX TOÀN BỘ LỖI ĐĂNG KÝ
CÓ THỂ NHẬP EMAIL TÙY Ý

♥️ Welcome to YAK35 Forum ♥️

những áng văn bất hũ 3 Pic_login

ĐĂNG KÝ NGAY MỘT ACCOUNT
ĐÃ FIX TOÀN BỘ LỖI ĐĂNG KÝ
CÓ THỂ NHẬP EMAIL TÙY Ý

♥️ Welcome to YAK35 Forum ♥️

những áng văn bất hũ 3 Pic_login



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: Forum YAK35 - All In One ::
  • Liên Kết
Admin (1966)
trifolium (971)
huynh_tantai (359)
dang_thanh195 (272)
chemistry99 (264)
TBT_THANHTHONG (191)
dk (190)
CEO HOAICHINH (172)
ghost (158)
giaosu_thailan (136)

Share|
Tiêud?

những áng văn bất hũ 3

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

vitconxauxi
TRUNG SĨ

vitconxauxi

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 85
Tiền thưởng $ Tiền thưởng $ : 25737
Chi tiết vitconxauxi Trạng thái:
Cấp bậc: TRUNG SĨ
Danh vọng:85
Tài năng:%/100%

Bài gửiTiêu đề: những áng văn bất hũ 3 những áng văn bất hũ 3 I_icon_minitime9/6/2010, 21:14

Đề : Em hãy phân tích bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương.
bài làm: Bài thơ nói lên tâm trạng của tác giả họ Hồ, ông nhớ vợ của mình và thèm ăn chè xôi nước mà vợ mình nấu đến nỗi đã tả vợ mình như cái bánh xôi nước nhằm che dấu dục vọng khi liên tưởng đến cái thân hình trắng trẻo đẫy đà của vợ, lại còn nói vợ mình hay tắm, ngày tắm ba đến bảy lần, ông rất thương vợ ở chỗ mạc dù ông thường đánh đập ra tay nặng với vợ nhưng vợ ông vẫn luôn chung thuỷ với ông mà không bỏ ông đi theo trai, như mấy đứa con gái bây giờ.....

Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này:
"Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...".



Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" được 1 người giải thích một cách đầy "sáng tạo":
"Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".

Bài văn tả cây bưởi:
Cây bưởi nhà ngọai em trồng thân yếu ớt, còi cọc, nhưng rất nhiều trái. Trái bười nhỏ y như cây bưởi, nhưng rất chua, thân cây đầy gai, nên em không thể leo cây hái được. Lá cây bưởi xì xào trong gió như nói với em là bạn đừng ăn thịt tôi(chắc nhân hóa). Nhưng em không thèm đâu, vì em thích trái mận hơn. Tuy em cũng thích ăn bưởi, nhưng em ghét nó vô cùng vì nó gai tùm lum(??), lá nó rụng nhiều nên mỗi lần về ngọai, mẹ đều bắt em quét lá. Em nghĩ sau này em lớn em sẽ xin ngọai chặt bỏ cây bưởi ích kỷ đó( vô ích?)và em sẽ trồng thật nhiều mận...(Bắt đầu tả về mận cả trang giấy sau)

Một học sinh "miêu tả hình dáng cô giáo em" :
Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn gọn được buông ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo nghoe như cái đuôi con lợn con khi em ra cho nó ăn cám. Cô có đôi chân vòng kiềng, có lần em nghe mẹ em bảo với mẹ thằng Hà, chân như vậy sau này cô sẽ dễ đẻ..."



Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
Đây chỉ là một trong những "áng văn" độc đáo mà tôi đã gặp trong quá trình dạy học. Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Đấm! Đá! Hự ! Bụp!..." và đã áp dụng khá nhuần nhuyễn khi làm bài văn "Tả con gà nhà em".
Còn đây là bài văn "Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em": "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'". (Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất).
Một học sinh giỏi toán của lớp, bố mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi", thì tả cô giáo: "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là...". (Xin lỗi, tôi không thể tiết lộ (...) được).
Khi cô giáo ra đề bài: "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian", có em đã viết: "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã". Chao ôi! Sự tưởng tượng này rất có thể bắt nguồn từ thực tế em được chứng kiến các cuộc nhậu triền miên ở xung quanh.


Một học sinh mê truyện trinh thám thì tả tiết học trong lớp như thế này: "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp...".
Với đề bài "Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em", một học sinh "tả thực" như sau: "... Bà nội em rất hiền. Mắt bà một mí nhìn sụp xuống. Bà khoái ăn trầu, ngày nào cũng ăn, nhổ ra cái nước đỏ lòm. Bà rất thích đánh em vì em hay trốn ngủ trưa. Cái roi bà giấu sau cánh cửa. Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm. Về nhà nhìn ly nước, bà sai em ra xin thêm nước dừa và chê bà bán hàng hà tiện nước dừa. Em đâu có dám xin thêm. Bà em rất cao. Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".
Ca dao, tục ngữ vốn là những thứ rất thân thuộc với người Việt từ nhỏ. Thế mà học sinh, sinh viên của chúng ta cũng có những kiến giải rất lý thú. Một nữ sinh giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh" như thế này: "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ...". Hay như câu "Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ" có người giải thích một cách đầy "sáng tạo": "Câu tục ngữ cho thấy sự thông minh của loài ngựa, chúng thấy có một con bị đau là cả bọn bỏ ăn ngay, để đề phòng bệnh lây lan qua đường tiêu hoá".

ề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.

"Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".

Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau:

Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: "ngủ dậy phân ra.......kẻ ! dữ hiền."

Miêu tả hình dáng cô giáo em: "Cô giáo em hiền, nhưng hơi mập, tóc cô ngắn được buộc gọn ra đằng sau, khi đi tóc cô ve vẩy ngo ngoe như cái đuôi con lợn con nhà em khi em ra cho nó ăn cám".

Miêu tả bà: "Bà có mái tóc dài nhưng trắng phau, mỗi buổi tối khi bé Hưng nhà em không chịu ăn cơm bà liền rũ tóc ra méo xệch mồm doạ nó. Bé Hưng sợ phát khiếp vội vàng ăn ngay"

-Tả đôi mắt của ông: "Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần, em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"!

- Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cứu sinh môn tiếng Việt. Cuối đợt nghiên cứu trường ÐHQG Hà Nội tổ chức một kì thi gọi là kiểm tra trình độ của từng nghiên cứu sinh. Ðề văn ra như sau:
"Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương."

Ðọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái trí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:

"Gió đưa (được) cành trúc" thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ "la" anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+"la" là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+"la" anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
"Ðà" là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
"Thiên mụ" : đàn bà trời - ý hẳn là vợ trời.|
" Thọ" : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:

“Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần”

- Em hãy tả con lợn nhà em: "con lợn nhà em đầu tròn như quả bóng da, người nó hình cái hộp các-tông còn cái đuôi thì giống cái chân chống xe máy !"
Bình luận: - thời buổi này, có nhà nào có lợn đâu mà tả.


- 2 anh em sinh đôi nhà nọ học chung 1 lớp, nên bài vở có phần hơi giống nhau. 1 lần làm bài văn tả cơn mưa. anh viết "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối lộp độp". em ngó sang thấy phục anh quá, liền chép ngay vào vở mình "tiếng mưa rơi trên tàu lá chuối leng keng" !

Bình luận: từ tượng thanh có vấn đề.


- Em hãy tả bạn em: "Bạn em không cao không thấp, trung bình. Bạn em không gầy, không béo, trung bình. Bạn em không đen không trắng, trung bình. Bạn em không giỏi không kém, trung bình..."

Bình luận: điệp ngữ đây, điệp ngữ đây.


- Em hãy tả đêm giao thừa: "Em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. Ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng..."

Bình luận: bốc phét quá đà. Theo lịch mặt trăng thì đêm giao thừa không có trăng

- Em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố: "Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!

Bình luận: trong văn học 30-45, nhẫm lẫn là chuyện thường tình.!


- Em hãy tả con gà trống nhà em: "Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái" !?

Bình luận: tội nghiệp trẻ con bây giờ, ít được gần với tự nhiên, cây cỏ, động vật.


- "Áng văn" độc đáo: "Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".

Bình luận: Có lẽ em này chuyên đọc những truyện tranh kiểu như: "Ðấm! Ðá! Hự ! Bụp!..."

- Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em: "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: ''''Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!''''"

Bình luận: Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông nhà đèn cắt điện đột xuất.

- Tả cô giáo: "Chiều dài của cô giáo em là..., chiều rộng của cô giáo em là..."

Bình luận: - Một học sinh giỏi toán của lớp! Bố, mẹ suốt ngày bắt "làm toán đi" ·



lol!



Được sửa bởi vitconxauxi ngày 11/9/2010, 20:28; sửa lần 1.

Hãy cảm ơn bài viết của vitconxauxi bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

Dr.Luong
PHÓ TỔNG TƯ LỆNH

Dr.Luong

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 59
Tiền thưởng $ Tiền thưởng $ : 26402
Đến từ Đến từ : Hòn Đất
Chi tiết Dr.Luong Trạng thái:
Cấp bậc: PHÓ TỔNG TƯ LỆNH
Danh vọng:59
Tài năng:%/100%

Bài gửiTiêu đề: Re: những áng văn bất hũ 3 những áng văn bất hũ 3 I_icon_minitime10/9/2010, 12:15

"Tả sinh hoạt một buổi tối ở gia đình em": "Ăn cơm xong, bố em ngồi uống nước, mẹ em thì rửa bát, còn chúng em cất xoong nồi. Bỗng điện phụt tắt. Bố em bảo: 'Thôi, hôm nay lại mất điện, cả nhà mình đi ngủ sớm!'". (Có khả năng nhà học sinh này ở khu vực hay bị ông điện cắt đột xuất).

"Em hãy tả bà nội thân yêu trong gia đình em": Bà sai em đi mua cho bà ly chè sương sa, bánh lọt. Vừa đi em vừa húp bớt lớp nước dừa ở trên vì nó béo lắm….Thân bà cao bảy thước. Gần nhà em có mấy cái cô bán bia ôm, buổi trưa hay la lối, cười giỡn om sòm với mấy cái ông lạ hoắc ở đâu tới. Bà tức lắm, chống nạnh chửi qua. Mấy cô thấy bà cao lớn, không dám chửi lại".

Miêu tả bà: "Bà có mái tóc dài nhưng trắng phau, mỗi buổi tối khi bé Hưng nhà em không chịu ăn cơm bà liền rũ tóc ra méo xệch mồm doạ nó. Bé Hưng sợ phát khiếp vội vàng ăn ngay"

-Tả đôi mắt của ông: "Mắt ông em lờ dờ, lòng đen đã mờ dần, em nhìn vào mắt ông hình như tất cả đều trắng dã"!

Há há, cười chết mất Laughing

Hãy cảm ơn bài viết của Dr.Luong bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

Tiêuđề

những áng văn bất hũ 3

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

 Similar topics

-
» Những lời chúc Tết hay nhất năm 2012, những câu chúc Tết ý nghĩa nhất Tết Nhâm Thìn
» những áng văn bất hũ
» những ang văn bất hũ 2
» Đo huyết áp: dễ nhưng khó
» Những bài dược lý 2 đã học
Trang 1 trong tổng số 1 trang
.::Host up ảnh miễn phí: Clickhere! - Huớng dẫn sử dụng Diễn đàn:Clickhere!::.
KhU VỰC ĐANG TRUY CẬP DIỄN ĐÀN YAK35
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: THƯ GIÃN GIẢI TRÍ :: Thơ văn-