ĐĂNG KÝ NGAY MỘT ACCOUNT
ĐÃ FIX TOÀN BỘ LỖI ĐĂNG KÝ
CÓ THỂ NHẬP EMAIL TÙY Ý

♥️ Welcome to YAK35 Forum ♥️

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Pic_login

ĐĂNG KÝ NGAY MỘT ACCOUNT
ĐÃ FIX TOÀN BỘ LỖI ĐĂNG KÝ
CÓ THỂ NHẬP EMAIL TÙY Ý

♥️ Welcome to YAK35 Forum ♥️

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Pic_login



 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
:: Forum YAK35 - All In One ::
  • Liên Kết
Admin (1966)
trifolium (971)
huynh_tantai (359)
dang_thanh195 (272)
chemistry99 (264)
TBT_THANHTHONG (191)
dk (190)
CEO HOAICHINH (172)
ghost (158)
giaosu_thailan (136)

Share|
Tiêud?

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down
Tác giảThông điệp

Admin
TỔNG TƯ LỆNH

Admin

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 1966
Tiền thưởng $ Tiền thưởng $ : 39904
Đến từ Đến từ : Cần Thơ
Chi tiết Admin Trạng thái:
Cấp bậc: TỔNG TƯ LỆNH
Danh vọng:1966
Tài năng:%/100%

Bài gửiTiêu đề: ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất I_icon_minitime3/4/2012, 18:35




RỐI LOẠN DẪN TRUYỀN TRONG THẤT

Rối loạn dẫn truyền trong thất hay block nhánh(Bundle Branch Block-BBB) chỉ hình ảnh điện tim khi có rối loạn về dẫn truyền xung động trong một nhánh của bó His.

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Sodohedantruyen
Block nhánh có thể là block 1 nhánh, 2 nhánh và block 3 nhánh. Khi 1 nhánh của bó His bị tổn thương thì xung động từ nhĩ truyền xuống sẽ phải đi vào nhánh bên kia và khử cực thất bên đó trước rồi mới truyền sang khử cực bên bị block. Việc khử cực vì thế mà bị chậm và quanh co làm cho QRS giãn rộng, có móc với nhánh nội điện tới muộn, trục QRS lệch về phía bị block, đồng thời STT cũng bị biến đổi thứ phát và có xu hướng trái với hướng của QRS
Khi nhánh bó His chỉ bị đứt một phần thì gọi là block nhánh không hoàn toàn, còn khi nhánh bị đứt hoàn toàn thì sẽ có block nhánh hoàn toàn
1.1 Block 1 bó(Unifascicular Block)
Block 1 bó gồm:
- Block nhánh phải
- Block nhánh trái
- Block phân nhánh trái sau
- Block phân nhánh trái trước: riêng lẻ thì ít gặp
1.1.1 Block nhánh phải(Right Bundle Block-RBB)
Thất phải góp phần rất ít vào hình dạng của phức bộ QRS nên khi bị block nhánh phải thì hình ảnh QRS ít bị biến dạng
* Tiêu chuẩn:
- QRS dãn rộng: quan trọng nhất
- Dấu hiệu trực tiếp:
+ Dạng 3 pha rSR’ với R’ giãn rộng, móc hoặc trát đậm ở V1, V2
+ Nhánh nội điện muộn > 0,055s
- Dấu hiệu gián tiếp: sóng S dãn rộng, có móc ở V5, V6
* Nếu:
- QRS 0,12s: block nhánh phải hoàn toàn

* Ý nghĩa lâm sàng:
- Bệnh động mạch vành
- Bệnh cơ tim
- Bệnh Ebstein
- Thông liên nhĩ
- Hội chứng Brugada: block nhánh phải kèm với ST chênh lên trên các chuyển đạo ngực phải
- Người bình thường: 0,15%
1.1.2 Block phân nhánh(Divisional (Fascicular) Blocks)
Gồm:
- Block phân nhánh trái trước(Block of anterior division of the left bundle branch (Left anterior fascicular block-LAFB)
- Block phân nhánh trái sau( Block of posterior division of the left bundle branch (Posterior fascicular block))
Bình thường sự khử cực thành tự do của thất trái được khởi phát đồng thời từ 2 vị trí (gần chỗ gắn của cơ trụ của van 2 lá). Sóng khử cực đi từ nội mạc đến ngoại tâm mạc. Khi những sóng này đi theo những hướng ngược chiều nhau sẽ có hiệu quả làm mất tác dụng của nhau trên điện tâm đồ- hiện tượng triệt tiêu.
Khi có block một phân nhánh trái trước hay trái sáu, hiện tượng khử cực chỉ xảy ra tại một vị trí và hiện tượng triệt tiêu sẽ mất đi do đó sẽ có sự biến đổi của phức bộ QRS
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
Block phân nhánh trái trước:
- Trục lệch trái(thường ≥ -60 độ)
- Dạng qR ở DI, aVL
- Độ rộng QRS bình thường
Ngoài ra:
- Thời gian xuất hiện nhánh nội điện > 0,045s ở aVL
- Tăng điện thế QRS ở chuyển đạo chi
Block phân nhánh trái sau:
- Trục lệch phải(thường ≥ +120 độ)
- Dạng qR ở DII, DIII, aVF
- Độ rộng QRS bình thường
Ngoài ra:
- Thời gian xuất hiện nhánh nội điện > 0,045s ở aVF
- Tăng điện thế QRS ở chuyển đạo chi
- Không có dấu hiệu dày thất phải
1.1.3 Block nhánh trái
- QRS dãn rộng
- Dấu hiệu trực tiếp: R rộng, có móc trên DI, aVL, V5, V6
- Dấu hiệu gián tiếp: Dạng rS trên V1, V2
- QRS ≥ 0,12s: block nhánh trái hoàn toàn
- QRS * Phân biệt block nhánh trái và dày thất trái:
Sóng Q ở chuyển đạo ngực trái chỉ có trong dày thất trái. Biên độ phức hợp QRS càng cao gợi ý dày thất trái. Ngược lại độ rộng QRS càng rộng càng gợi ý block nhánh trái

* Chẩn đoán block nhánh trái+ dày thất trái khi có 1 trong 2 tiểu chuẩn sau:
S sâu ở V2+R ở V6> 45mm
Dấu hiệu dày nhĩ trái+ phức bộ QRS rộng > 0,16s

* Biến đổi sóng T trong trường hợp block nhánh:
Sóng T thường đảo ngược hướng với phần cuối của phức bộ QRS(T thứ phát). Thường trục sóng T hợp với phần tận cùng của phức bộ QRS góc lớn khoảng 180độ, nếu góc này * Ý nghĩa lâm sàng:
Block nhánh trái hoàn toàn gợi ý bệnh tim thiếu máu cục bộ hay tăng huyết áp
Block nhánh trái + trục QRS lệch phải gợi ý bệnh cơ tim thể dãn

1.2 Block 2 nhánh
* Block nhánh phải + block phân nhánh trái trước: Block phân nhánh trái trước xảy ra đơn thuần hay gặp hơn là block phân nhánh trái sau thường đi kèm với block nhánh phải để tạo thành block 2 bó
* Block nhánh phải+ block phân nhánh trái sau: Hiếm gặp
1.3 Block 3 bó
- Là tình trạng block đồng thời(không hoàn toàn/hoàn toan) 3 trong 5 đường dẫn truyền thất: bó His, nhánh phải, nhánh trái, phân nhánh trái trước và phân nhánh trái sau
- Thường hay gặp trong trường hợp block nhánh phải kèm block phân nhánh trái trước và phân nhánh trái sau. Vì vậy block 3 bó được xem là biểu hiện của block nhánh 2 bên
Tiêu chuẩn chẩn đoán block nhánh 2 bên (block 2 bó và block 3 bó)
- Block nhánh phải kèm block phân nhánh trái trước
- Block nhánh phải kèm block phân nhánh trái sau
- Block nhánh phải và nhánh trái luân phiên
- Block nhánh phải hoặc nhánh trái kèm block nhĩ thất độ 1 hoặc độ 2
- Block nhánh trái hoặc phải kèm khoảng HV kéo dài (khoảng dẫn truyền điện thế từ bó His xuống thất- ghi trong điện tâm đồ bó his) > 55s
- Block nhánh trái và nhánh phải từng lúc
- Block nhĩ thất độ II, Mobizt 2
- Block nhĩ thất hoàn tàon có nhịp thoát thất

CÁC HÌNH ẢNH
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RBBBLBBBĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RBBB1
Block nhánh phải hoàn toàn: QRS dãn rộng(≈ 0,13s); S dãn rộng có móc ở V5, V6; Dạng rSR’ ở V1, V2; Thời gian xuất hiện nhánh nội điện ở V1 là 0,1s
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RBBB3
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RBBB4
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RBBB5
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RBBBNMCTsauduoi
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RBBBNMCTsauduoi2
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RBBBNMCTtruocvachvathanhduoi
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RBBBLPBB
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LBBB4
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LBBB3

Posted in [You must be registered and logged in to see this link.]

[You must be registered and logged in to see this link.]


[You must be registered and logged in to see this link.]

Posted by [You must be registered and logged in to see this link.]

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào “tiêu đề” hoặc “đọc thêm…” để xem toàn bộ bài viết


DÀY NHĨ, DÀY THẤT
1. Dày nhĩ

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LAE1
1.1 Dày nhĩ trái (Left Atrial Enlargement – LAE)
- Sóng P rộng (đo trên DII) ≥ 0,12s: dấu hiệu quan trọng nhất
- P 2 đỉnh hoặc có móc hoặc có hình lưng lạc đà
- Trên V1: P có dạng 2 pha +/- với pha âm rộng có móc và thời gian pha này ≥ 0,04s
- Trục sóng P lệnh trái giữa 40 độ và 0 độ

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LAE4ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LAE5
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LAE6
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LAE7
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LAE5
1.2 Dày nhĩ phải (Right Atrial Enlargement-RAE)
- Sóng P cao ≥ 2,5mm(thường tính trên DII): quan trọng nhất
- V1: P 2 pha +/- với pha dương rộng hơn(thường pha này >0,03s)
- Trục sóng P lệch phải giữa 60 và 900
- Phức bộ QRS ở V1 có dạng QR: dấu hiệu Soli Pallares
* Bệnh lý:
- Tâm phế mạn
- Bệnh tim bẩm sinh: Tứ chứng Fallot, hẹp động mạch phổi, thông liên nhĩ


ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RAE1
1.3 Dày 2 nhĩ (Biatrial Enlargement):
- DII: P vừa rộng(≥ 0,12s) vừa cao(≥ 2,5mm)
- V1: P 2 pha +/- với cả 2 pha đều rộng và dày cộm

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LAE2
2. Dày thất
Tăng gánh thất( Ventricular Overload) là tình trạng ứ máu nhiều ở tâm thât làm cho nó phải tăng gánh nặng công việc co bóp và đẩy máu đi và do đó thành của nó dày lên và giãn ra. Tâm thất dày sẽ dẫn tới hậu quả:
- Đẩy tim xoay làm biến đổi trục điện tim
- Các thớ cơ dày làm tăng số tế bào cơ tim do đó tăng ion qua màng tức là tăng mạch quá trình khử cực do đó tăng biên độ QRS đồng thời kéo giãn và ép thớ bó His gây block nhẹ
- Đảo lộn quá trình tái cực là STT đảo ngược
2.1 Dày thất trái(Left Ventricular Hypertrophy – LVH)
* Dày thất trái:
- R ở V5 hoặc V6 ≥ 25mm
- S ở V1, V2 dài ra ≥ 25mm
- Chỉ số Sokolyon thất trái: RV5+SV1≥ 35mm
- Trục trái
- Nhánh nội điện tới muộn ≥0,045s
* Tăng gánh tâm thu thất trái (phì đại): Các tiêu chuẩn trên + có thêm các tiêu chuẩn sau:
- T âm sâu không đối xứng trên V5, V6
- T dương cao không đối xứng trên V1, V2
* Tăng gánh tâm trương thất trái (dãn):
- ST đẳng điện hoặc chênh xuống ít
- T luôn dương, không đối xứng trên V4, V5, V6
2.2 Tăng gánh thất phải (Right Ventricular Hypertrophy – RVH)
- R ở V1≥ 7mm
- R/S ở V1, V2 ≥ 1; R/S ở V5,V6 ≤ 1
- Trục phải
- Chỉ số Sokolov-Lyon thất phải R/V1+ S/V5 hoặc V6 ≥ 11mm
- ST-T trái chiều QRS
2.3 Dày 2 thất
Khác với dày 2 nhĩ trong dày thất, dấu hiệu của dày thất này sẽ che dấu hình ảnh của dày thất kia
- RS 2 pha kèm điện thế cao ở V3,V4(khoảng 50mm)
- Tiêu chuẩn điện thế thoả dày thất trái trên các chuyển đạo ngực+ trục phải
- S nhỏ ở V1+ S rất sâu ở V2
- Tiêu chuẩn điện thế thoả dày thất trái trên các chuyển đạo trước ngực+ R cao ở V1, V2
- Dấu hiệu dày nhĩ trái+ bất kỳ tiêu chuẩn nào của dày thất phải
- R cao trên tất cả các chuyển đạo

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LVH1-1ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất LVH2
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RVHRAE
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RVH2-1
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RVH3
Đây là điện tim của bệnh nhân bị tăng áp lực động mạch phổi trong chứng xơ hoá động mạch phổi
Trên bản điện tim này có: trục phải, R cao trên V1, V2, dạng qR ở V1 và V2. Dạng qR ở V1 và V2 gợi ý áp lực thất phải đã vượt thất trái. ST-T thay đổi thứ phát do sự dày thất phải

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RVH4
Đây là trường hợp dày thất phải có tăng gánh tâm thu nặng. Sóng q trên V1 gợi ý rằng áp lực trong thất phải đã vượt thất trái. Trục trái của sóng P và pha âm của nó trên V1 thường hay bắt gặp vì nhĩ trái dãn nên nó bị đẩy lồi ra ngoài và ra sau. Pha âm rộng của sóng P trên V2 và V3 cho phép chẩn đoán dày nhĩ phải

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất RVH5-1
Đây là bản điện tim của bệnh nhân trưởng thành bị hẹp 2 lá. Sóng P rộng, trục phải. Trục điện tim khoảng + 1000C, ở những bệnh nhân này thì chỉ cần tiêu chuẩn trục điện tim lệch phải trong khoảng +1000 tới -900 cũng đủ chẩn đoán dày thất phải.
Nhưng nếu chỉ 1 chỉ tiêu R/S ở V1 > 1 thì chưa đủ để chẩn đoán dày thất phải bởi vì nó có thể gặp ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim thành sau và có thể gặp ở những bệnh nhân bị bệnh tim khác

Posted in [You must be registered and logged in to see this link.]

[You must be registered and logged in to see this link.]


[You must be registered and logged in to see this link.]

Posted by [You must be registered and logged in to see this link.]

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào “tiêu đề” hoặc “đọc thêm…” để xem toàn bộ bài viết
Điện tâm đồ là một đường cong, đồ thị tuần hoàn ghi lại các biến thiên của các điện lực do tim phát ra trong hoạt động co bóp. Điện lực đó rất nhỏ nhưng nhờ có thiết bị khuyếch đại và ghi nên ta có thể đọc được trên giấy ghi
1. Chuẩn hoá
* Thời gian: Người ta in sẵn giấy những dòng kẻ dọc cách nhau 1mm
- Với tốc độ chạy giấy 25mm/s thì mỗi ô 1mm có giá trị 0,04s
- Với tốc độ 50mm/s thì mỗi ô 1mm có giá trị 0,02s
Thường vận tốc là 25mm/s
* Biên độ: 10 ô ngang=10mm=1mV và như vậy mỗi ô 1mm tương ứng với 0,1mV
2. Các chuyển đạo
- Chuyển đạo chi: DI, DII, DIII, aVR, aVL, aVF
- Chuyển đạo ngực: V1, V2, V3, V4, V5, V6
- Các chuyển đạo khác: V3R, V4R, V7, V8, V9

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất 6
* Vị trí mắc các chuyển đạo trước tim:

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất 3
Vị trí các chuyển đạo trước tim
V1: Khoang liên sườn 4 cạnh ức phải
V2: Khoang liên sườn 4 cạnh ức trái
V3: Điểm giữa đường nối giữa V2 và V4
V4: Giao đỉem của đường giữa dòn trái với đường ngang qua mỏm tim
V5: Giao điểm đường nách trước và đường ngang qua V4
V6: Giao điểm của đường nách giữa với đường ngang qua V4, V5
V7: ở liên sườn 5 trên đường nách sau
V8: giữa đường xương vai
V9: cạnh đường liên gai sống trái
V4R: đường giữa đòn phải ở khoang gia sường 5
V3R: ở giữa V1 và V4R
V5R: giao điểm của đường nách trước bên phải với đường ngang qua V4R
3. TÍNH TẦN SỐ TIM

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất 7
Chú ý:
- Khi sóng R nhỏ hoặc nát quá có thể chọn sóng S để tính
- Khi nhịp tim không đều phải chọn lấy vài khoảng RR dài ngắn khác nhau để tính lấy giá trị trung bình rồi tính ra tần số tim trung bình
- Khi có phân ly nhĩ thất hoặc block nhĩ thất các sóng P và R tách rời nhau phải tính tần số nhĩ(P) riêng và tần số thất(R) riêng
- Tính tần số các sóng f(rung nhĩ) hoặc sóng F(cuồng nhĩ) cũng theo phương pháp trên
VD: Xét trường hợp có rung nhĩ sau:

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Rungnhi
Ta tính tần số tim trung bình: tính số ô 0,2s của khoảng RR(số ô lớn) trên 8 khoảng RR ta đc số ô đó là 4,7oo. Tần số tim là 300/4,7 = 64 ck/p
4. XÁC ĐỊNH TRỤC ĐIỆN TIM
Cách xác định trục điện tim
Dòng điện tim gồm có 3 thời kỳ phát điện chủ yếu: khử cực nhĩ (sóng P) khửu cực thất(phức bộ QRS) và tái cực thất (sóng T). Và do đó ta có thể vẽ được 3 trục điệnt ương ứng của 3 thời kỳ đó. Nhưng vì khử cực thất là quá trình điện học chủ yếu của tim nên trục QRS được gọi là trục trung bình của tim hay còn gọi là trục điện tim
Các xác định:
Có nhiều cách tính nhưng để nhanh chóng xem trục điện tim là trục trái, trục phải hay vô định ta xét giá trị QRS trên 2 chuyển đạo là DI và aVF để có ý niệm trục điện tim nằm trong ô nào từ I tới IV.

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất 4
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Trucdien1
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất 9
Vị trí trục QRS dựa vào trục QRS ở DI và aVF
* Cách ước lượng trục điện tim bằng tam trục kép Bayley:
6 đạo trình ngoại biên của tam trục kép Bayley vuông góc với nhau từng đôi một:
- DI vuông góc với aVF
- DII vuông góc với aVL
- DIII vuông góc với aVRCách ước lượng:
- Tìm một đạo trình nào đó có tổng đại số các sóng QRS bằng 0 hay gần bằng 0 nhất gọi là đạo trình X. Trục điện tim sẽ gần trùng với trục vuông góc với đạo trình X gọi là đạo trình Y
- Nhìn vào phức bộ QRS của đạo trình Y xem tổng đại số biên độ của nó dương hay âm. Nếu là dương thì sẽ trùng với hướng nửa trục dương của đạo trình Y, nếu là âm thì trục điện tim sẽ trùng với hướng nửa trục dương của đạo trình Y
- Muốn chính xác hơn thì phải điều chỉnh: Nếu dương thì điều chỉnh trục điện tim khoảng 10-150 về nửa trục dương của đạo trình X, nếu âm thì điều chỉnh trục điện tim cũng khoảng 10-150 về phía nửa trục âm của đạo trình X. nếu bằng 0 thì không cần phải điều chỉnh
VD: Xét điện tim sau:

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Tinhtruc
- Trên điện tim trên ta thấy tổng đại số các sóng Q,R,S trên đạo trình aVR gần bằng 0 nhất vậy đạo trình X là aVR. Vậy trục điện tim sẽ gần trùng với trục vuông góc với aVR tức là đạo trình DIII (đạo trình Y)- Đạo trình DIII (đạo trình Y) có tổng đại số là âm nên trục điện tim hướng về nửa trục âm của DIII
- Vì đạo trình aVR(đạo trình X) có hướng âm nên phải dịch trục điện tim về phía âm của aVR khoảng 100.
Vậy góc trục điện tim là -500

GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG CỦA CÁC SÓNG
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất 5
1. Sóng P:
Là sóng khử cực 2 nhĩ, tầy đầu, không nhọn và không có bướu. Đo sóng P ở DII có kích thước lớn nhất
Các giá trị:
- Thời gian <0,12s
- Biên độ <2,5 mm
- Trục sóng P: 0- 750
- Bình thường sóng P:
+ Dương ở DI, DII, V4-V6, aVF
+ Âm ở aVR
2. Khoảng PQ (hoặc PR): Là thời gian dẫn truyền nhĩ thất tính từ khởi điểm sóng P tới khởi điểm của sóng Q
Giá trị bình thường:
- Thời gian PR 0,12 – 0,20s
- Khoảng PQ phản ánh sự dẫn truyn xung động chậmlại khi qua nút nhĩ thất, được điều khiển bởi sự cân bằng giữa 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Vì vậy khoảng PQ sẽ thay đổi theo tần số tim, sẽ ngắn hơn khi nhịp tim nhanh lên lúc hệ thống giao cảm chiếm ưu thế và ngược lại. Khoảng PQ có xu hướng tăng với tuổi tác
* Thay đổi PQ:
- PQ kéo dài:
+ Block nhĩ thất(do suy động mạch vành, thấp tim…)
+ Một vài trường hợp cường giáp
+ Ở người bình thường có thể có
- PQ ngắn lại:
+ Nhịp bộ nối
+ Hội chứng Wolff-Parkinson-White
+ Hc Lown-Ganong-Levine
+ Có thể ở bệnh nhân tăng huyết áp
+ Bệnh Fabry
+ U tuỷ thượng thaanj
+ Ở người bình thường có thể có
3. Phức bộ QRS:
3.1 Định danh phức hợp QRS:
- Sóng âm đầu của phức hợp: Q
- Sóng dương đầu của phức hợp: R
- Sóng âm sau R: S
3.2 Sóng Q:
Bình thường:
- Thời gian < 0,04s
- Biên độ < 25% sóng R kế đó
- Ở các chuyển đạo V1, V2, V3 sự hiện diện của sóng Q là bất thường. Trong khi đó ở những chuyển đạo khác ngoại trừ DIII và aVR sóng Q bình thường rất nhỏ
3.3 Sóng S
- Sóng S sâu ở V1 và sâu hơn ở V2 và nhỏ dần từ V3-V6
3.4 Qui ước:
- Trong một phức bộ QRS nếu có 1 sóng dương thì sóng đó ký hiệu là R, nếu có 2 sóng dương thì sóng thứ 2 ký hiệu là R’ và cứ như thế R”, R”. Sóng lớn ký hiệu chữ hoa(R) sóng bé ký hiệu sóng thường (r)
- Trước sóng R có một sóng âm là sóng Q, sau sóng R là một sóng âm là sóng S. Sóng âm đứng sau R’ ký hiệu là sóng S’…
- 1 phức bộ QRS không có sóng dương mà chỉ có 1 sóng âm thì ta gọi là dạng QS (vì không phân biệt được là sóng Q hay sóng S)
- Chữ hoa để chỉ sóng có biên độ lớn, chữ thường để chỉ sóng có biên độ bé
3.5 Giá trị bình thường của phức bộ QRS
* Thời gian QRS ( gọi là thời gian khử cực): Đo từ khởi điểm sóng Q (hoặc sóng R nếu không có sóng Q) đến hết sóng S tức tới điểm J. Điểm J (Junction: nối tiếp): Là điểm mà sườn lên của S (hay sườn xuống của sóng R nếu không có sóng S) bắt vào đường đẳng điện
Bình thường thời gian QRS 0,07s-0,11s
* Nhánh nội điện:
- Khái niệm: Là nhánh xuống của sóng R hoặc R’, R” tức là các nhánh sóng từ chữ a đến chữ b của hình 4. Nó xuất hiện lúc xung động khử cực đi qua vùng cơ tim mà trên đó ta đặt điện cực thăm dò

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Noidien1
- Trị số bình thường và bệnh lý:
Thời gian xuất hiện của một nhánh nội điện của một phức bộ QRS trước tim đo từ khởi điểm phức bộ đó đến điểm hình chiếu của đỉnh sóng R xuống đường đồng điện(Hình 5)> Nếu phức bộ đó có nhiều sóng dương(R’, R”…) thì lấy hình chiếu của đỉnh sóng dương cuối cùng(Hình 4)

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Noidien2
Các giá trị bình thường:
- Trên V1, V2: thời gian xuất hiện nhánh nội điện không quá 0,035s
- Trên V5, V6: thời gian xuất hiện nhánh nội điện không quá 0,045s
Nếu vượt quá các giá trị trên gọi là thời gian xuất hiện nhánh nội điện muộn
4. Đoạn ST
* Bình thường ST đồng điện hoặc chênh lên không quá 0,5mm(ở chuyển đạo ngoại biên) và hơi chênh lên không quá 1mm ở chuyển đạo trước tim
* ST bệnh lý:
- ST chênh lên có dạng:
+ Uốn lồi: tổn thương dưới thượng mạc
+ Uốn lõm: viêm màng ngoài tim

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất STchenhlen
ST chênh lên trong nhồi máu cơ tim cấp thành sau dưới
- ST chênh xuống:
ST chênh xuống > 0,5mm ở ít nhất 2 chuyển đạo liên tiếp thì lúc đó ST là bệnh lý và nếu có hình dạng:
+ Nằm ngang: tổn thương dưới nội mạc
+ Cong lõm hình đáy chén: ngộc độc Digitalis

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất STchenhxuong
ST chênh xuống đi ngang trong tổn thương cơ tim dưới nội tâm mạc
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất STconglomdaychen
ST cong lõm đáy chén gặp trong nhiễm độc digitalis
5. SÓNG T: Là sóng tái cực của thất, tầy đầu, không cân xứng với sườn lên thảoi hơn sườn xuống
* Bình thường:
Thường dương ở mọi chuyển đạo trừ aVR là âm và dạng 2 pha ở V1.
Biên độ:
- Chuyển đạo chi ≤ 5mm
- Chuyển đạo ngực ≤ 10mm

* Bệnh lý:

Khi T khác với quy luật như trên thì lúc đó sóng T trở thành sóng bệnh lý. Để chắc chắn phải xét sóng T trong quan hệ với QRS:
- Nếu QRS giãn rộng hoặc cao tức là lúc này đã có những biến đổi bệnh lý như block nhánh, NTT, nhịp nhanh thất, dày thât trái, HC W-P-W. Và ở đây T âm là hậu quả của các nguyên nhân trên do đó gọi là sóng T thứ phát. ở đây vẫn giữ được hình dạng bình thường(không đối xứng) cong và mềm mại
- Nếu QRS bình thường mà T âm(hay dẹt) gặp trong các bệnh có thiếu máu cơ tim cục bộ, NMCT, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, thiếu máy, cường gáip. Lúc này T âm tính là do những rối loạn tái cực tiên phát xảy ra => gọi là sóng T tiên phát. Và T ở đây có đặc điểm là đối xứng
- T hỗn hợp tức là có cả T thứ phát(dày thất trái) lại có thêm cả T tiên phát( thiếu máu cơ tim). T sẽ có đặc điểm là âm tính rất sâu, đối xứng và nhọn

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Ttienphat
Sóng T tiên phát trong nhồi máu cơ tim cấp thành trước vách
ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất Ttienphat2
Sóng T tiên phát trong block nhánh trái không hoàn toàn
6. KHOẢNG QT: Đo từ bắt đầu sóng Q tới cuối sóng T biểu thị toàn bộ thời gian tâm thu. Độ dài thay đổi theo tần s do đó phải tính QTc(QT có điều chỉnh):

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất QTdieuchinh
* Bệnh lý:
- QTc tăng: suy tim, thiếu máu cơ tim, thấp tim, viêm cơ tim, bệnh mạch máu não, rối loạn điện giải(hạ Kali máu), do thuốci máu như quinidine, Amiodarone.
- QTc ngắn do nhiễm độc digitalis, tăng calci máu, Kali máu tăng

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất QTdai
QT dài ≈ 0.55s
7. Sóng U:
- Thường không có hoặc rất nhỏ. Rõ nhất ở V3
- Cơ chế: do tái cực cơ trụ, tái cực hệ Purkinje
- Sóng U nhỏ hơi cao khi Kali máu hạ, sóng U đảo khi thiếu máu cơ tim

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất SongU
Sóng U cao trong giảm Kali máu

Hãy cảm ơn bài viết của Admin bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

http://yak35.footstars.net

trifolium
PHÓ TỔNG TƯ LỆNH

trifolium

Tổng số bài gửi Tổng số bài gửi : 971
Tiền thưởng $ Tiền thưởng $ : 29084
Đến từ Đến từ : yk34
Chi tiết trifolium Trạng thái:
Cấp bậc: PHÓ TỔNG TƯ LỆNH
Danh vọng:971
Tài năng:%/100%

Bài gửiTiêu đề: Re: ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất I_icon_minitime4/4/2012, 22:31

quá trời rồi người gì mà pro điện tim dữ trời
thanks nha...

Hãy cảm ơn bài viết của trifolium bằng cách bấm vào "" nhé!!!

Về Đầu Trang Go down

Tiêuđề

ĐIỆN TÂM ĐỒ – Chủ đề 3: RL dẫn truyền trong thất

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang

 Similar topics

-
» MỘT SỐ MÔ HÌNH TRUYỀN THÔNG VÀ KỸ NĂNG TRUYỀN THÔNG GIAO TIẾP TRONG GIÁO DỤC SỨC KHỎE
» 4 mùa trong Truyện Kiều
» KOOLdic 2010 – Từ điển tuyệt vời cho phép tạo từ điển từ dữ liệu Excel của bạn
» truyen la ko co that
» Truyền thuyết cỏ bốn lá !!!!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
.::Host up ảnh miễn phí: Clickhere! - Huớng dẫn sử dụng Diễn đàn:Clickhere!::.
KhU VỰC ĐANG TRUY CẬP DIỄN ĐÀN YAK35
Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: CẬN LÂM SÀNG :: ECG - EEG-